Chương trình liên kết quốc tế của ĐH Nông nghiệp Hà Nội

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN QUỐC TẾ

LIÊN KẾT VỚI ĐH KHOA HỌC SỰ SỐNG VAN HALL LARENSTEIN (VHL)

 

- Trình độ đào tạo:  Đại học

 

- Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung.

 

- Các ngành học được tham gia tuyển chọn: Khoa học cây trồng, Rau hoa quả cảnh quan, Quản trị kinh doanh nông nghiệp

 

- Mục tiêu đào tạo

Chương trình liên kết 2+2 đào tạo kỹ sư nông học, rau – hoa quả - cảnh quan và  cử nhân quản lý kinh doanh nông nghiệp có phẩm chất chính trị đạo đức, có sức khoẻ tốt và có năng lực chuyên môn về khoa học cây trồng, cảnh quan và khoa học quản lý kinh doanh nông nghiệp, thông qua việc ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đội ngũ giảng viên giỏi và áp dụng phương pháp dạy-học tiên tiến, nhằm đạt chuẩn chất lượng khu vực và quốc tế.

 

- Thời gian đào tạo: 4 năm (bao gồm cả thời gian các khoá học bổ trợ tiếng Anh), trong đó 2 năm đầu học tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (theo chương trình của ĐH Nông nghiệp HN) và 02 năm cuối học tại đại học Khoa học Sự sống VHL (theo chương trình của VHL).

 

- Hình thức cấp bằng: Đại học VHL cấp bằng đại học

 

- Đối tượng tuyển sinh: Sinh viên đang học năm thứ 1,2 các ngành Khoa học cây trồng, Rau hoa quả cảnh quan, Quản trị kinh doanh nông nghiệp;

 

- Điều kiện nhập học:

+ Để nhập học năm thứ 3 (giai đoạn cuối bậc đại học) sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội phải hoàn thành 02 năm đào tạo theo chương trình đặc biệt của Trường và được VHL chấp nhận thông qua phỏng vấn vào tháng 5 hoặc 6 hàng năm;

+ Chứng chỉ Anh ngữ quốc tế là một phần của phỏng vấn xét tuyển: IELTS 6.0 hoặc TOEFL iBT 80 điểm.

+ Năm học mới tại VHL vào đầu tháng 9 hàng năm. Sau 02 năm học tập tại VHL, sinh viên nhận bằng cử nhân được Cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục Hà Lan và Flanders (Accreditation Organisation of the Netherlands and Flanders - NVAO) công nhận quốc tế.

 

- Học phí:2 năm học tại ĐHNNHN theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Học phí 2 năm cuối tại tại VHL là 6.500 euro/năm.

 

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẠC SĨ QUỐC TẾ

HỢP TÁC VỚI ỦY BAN ĐẠI HỌC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN VƯƠNG QUỐC BỈ (CUD)

 

- Chuyên ngành đào tạo: Kinh tế và Xã hội học nông thôn

 

- Trình độ đào tạo:  Cao học

 

- Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung.

 

- Mục tiêu đào tạo

Chuyển giao những khả năng đào tạo về kinh tế và xã hội học nông thôn để nâng cao trình độ cán bộ của các nước thuộc tiểu khu vực (Việt-Nam, Campuchia và Lào), tích hợp các quy mô kinh tế, xã hội và môi trường trong việc xác định những chính sách phát triển nông thôn và trong bối cảnh phát triển bền vững. Đặc biệt tăng cường khả năng phân tích, đánh giá về phát triển nông thôn cho học viên sau đại học.

 

- Thời gian đào tạo: 1 năm, trong đó có 6 tháng học lý thuyết và 6 tháng làm luận văn

 

- Khối lượng kiến thức toàn khoá:

Khung chương trình đào tạo thạc sỹ quốc tế “Kinh tế xã hội học nông thôn” được thiết kế tổng số Thời gian đào tạo: 1 năm. Chương trình đào tạo gồm 60 tín chỉ, trong đó 20 tín chỉ làm luận văn tốt nghiệp. Tiếng Anh được sử dụng trong học tập - giảng dạy và luận văn. Giảng viên là các GS, TS của các Trường Đại học Bỉ, Pháp và trong khu vực.

 

- Hình thức cấp bằng: Do đại học Liege và Đại học Nông nghiệp HN đồng cấp bằng.

 

- Đối tượng tuyển sinh: Học viên được tuyển chọn theo 3 tiêu chí: tiếng Anh (tối thiểu TOEFL 450 hoặc tương đương), quá trình đào tạo và kinh nghiệm công tác (thuộc các lĩnh vực: nông nghiệp, kinh tế và xã hội học), ưu tiên nữ. Mỗi khóa học có 15 suất học bổng do Dự án tài trợ (gồm 2 lượt vé máy bay khứ hồi, sinh hoạt phí và miễn phí đào tạo)

 

 

 

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC VÀ SAU ĐẠI HỌC

LIÊN KẾT VỚI ĐẠI HỌC TRƯỜNG GIANG

 

- Ngành đào tạo: Nông nghiệp, Khoa học và Đời sống, Kỹ thuật Cơ khí, Thông tin điện tử, Tin học, Hoá chất và Môi trường, Quản lý (bao gồm: quản lý tài chính, marketing, quản lý nhân sự ),quản lý du lịch, công nghệ  quản lý kinh tếvà Kinh tế.

 

- Trình độ đào tạo

1. Đào tạo đại học

1.1. Các chương trình 1+1+3: Năm thứ nhất học chuyên môn tại ĐHNNHN, năm thứ hai nhập trường ĐH Trường Giang học 1 năm miễn phí tiếng hán, sau đó tiến hành 3 năm học tập cùng chuyên ngành đã học ở ĐHNNHN;

1.2. Các chương trình 2+1+2: Năm thứ nhất, thứ hai học chuyên môn tại ĐHNNHN, năm thứ ba nhập trường ĐH Trường Giang học 1 năm miễn phí tiếng hán, sau đó tiến hành 2 năm học tập cùng chuyên ngành đã học ở ĐHNNHN;

1.3. Các chương trình 1+4: Năm thứ nhất nhập trường ĐH Trường Giang học 1 năm miễn phí tiếng Hán, sau đó học bốn năm chuyên ngành.

2. Đào tạo Sau Đại học

2.1. Đào tạo cao học 1+3: Vào học một năm miễn phí tiếng Hán và ba năm học chuyên môn tại ĐH Trường Giang.

2.2. Đào tạo Tiến sỹ 1+(3-5): Vào học một năm miễn phí tiếng Hán và ba đến năm năm học chuyên môn tại ĐH Trường Giang.

 

- Loại hình đào tạo: Chính quy tập trung.

 

- Hình thức cấp bằng: Do Đại học Trường Giang cấp bằng.

 

- Đối tượng tuyển sinh:

+ Sinh viên đang học đại học tại Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (đối với các hình thức liên kết 1+1+3 và 2+1+2);

+ Học sinh đã tốt nghiệp Phổ thông trung học hoặc tương đương (đối với các chương trình 1+4)

+ Sinh viên đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc tương đương có bảng điểm đại học để minh chứng (đối với hình thức đào tạo cao học 1+3 và đào tạo Tiến sỹ 1+(3-5)).

 

*****

 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế - Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội

Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội, Việt Nam

Email:raico@hua.edu.vn /  Tel: 84-4-38767590/62617543

  

Bản quyền 2008 - 2025 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang