Chương trình đào tạo » Cao đẳng & Trung cấp

CHẾ BIẾN DẦU THỰC VẬT

-

 

TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Trình bày được cấu tạo, tính chất sinh hóa của các nguyên liệu hạt có dầu ở Việt Nam và thế giới;

+ Mô tả được cấu tạo và đưa ra thành phần cơ bản, các phản ứng hóa học đặc trưng của dầu thực vật;

+ Mô tả được nguyên lý cấu tạo và hoạt động của các loại thiết bị chế biến dầu thực vật thông dụng;

+ Phân tích được nguyên lý của các quá trình cơ bản trong Chế biến dầu thực vật;

+ Phân tích được quy trình công nghệ sản xuất các loại dầu thực vật; các sản phẩm và phụ phẩm sau dầu phổ biến ở Việt Nam và một số nước trên thế giới;

+ Trình bày được nội dung công việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật;

+ Vận dụng linh hoạt sáng tạo các kiến thức, kỹ năng nghề, các tiến bộ khoa học công nghệ để phân tích, đánh giá và đưa ra được phương án xử lý các

tình huống kỹ thuật phức tạp phát sinh trong thực tế nghề nghiệp;

+ Vận dụng được các nội dung cơ bản về tổ chức quản lý sản xuất trong doanh nghiệp chế biến dầu thực vật và việc tổ chức sản xuất chế biến dầu thực vật trong một ca sản xuất, một phân xưởng sản xuất dầu thực vật;

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Vận hành và sử dụng thành thạo các loại thiết bị chế biến dầu thực vật;

+ Làm thành thạo các công việc cơ bản trong công nghệ sản xuất dầu thực vật, các sản phẩm sau dầu (Margarine, Mayonnaise, Shortening);

+ Làm thành thạo các công việc cơ bản trong công nghệ chế biến các phụ phẩm của công nghiệp chế biến dầu;

+ Làm thành thạo các nội dung kiểm tra chất lượng dầu thực vật ở từng công đoạn sản xuất trên dây chuyền chế biến khác nhau;

+ Tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất: một phân xưởng; một ca sản xuất hoặc một tổ sản xuất;

+ Làm việc độc lập, phối hợp với đồng nghiệp trong phân xưởng, ca sản xuất và tổ sản xuất;

+ Xử lý được các sự cố phức tạp xảy ra trong quá trình sản xuất và đề ra được những quyết định kỹ thuật có tính chuyên môn sâu;

+ Hướng dẫn và giám sát chuyên môn đối với công nhân có trình độ thấp hơn;

3- Cơ hội việc làm:

- Sau khi tốt nghiệp người học có thể trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây chuyền công nghệ chế biến dầu thực vật của các cơ sở sản xuất ngành dầu thực vật trong nước hoặc xuất khẩu lao động sang các nước khác;

- Làm tổ trưởng sản xuất, cán bộ kỹ thuật xây dựng định mức, kỹ thuật thiết kế công nghệ sản xuất, nhân viên kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm trên dây chuyền, gia công các loại dầu ăn thông thường và một số loại sản phẩm sau dầu (shortening, mayonnaise);

- Tổ chức và quản lý doanh nghiệp sản xuất nghề chế biến dầu thực vật với quy mô vừa và nhỏ.

4- Các môn học chính

- Tiếng Anh chuyên ngành

- Quản trị doanh nghiệp chế biến dầu thực vật

- Nguyên liệu hạt có dầu

- An toàn lao động

- Kỹ thuật điện

- Vi sinh vật thực phẩm

- Hóa hữu cơ

- Hóa học dầu thực vật

- Hóa phân tích

- Công nghệ khai thác dầu thực vật

- Công nghệ tinh chế dầu thực vật

- Thiết bị trong công nghiệp chế biến dầu thực vật

- Quản lý chất lượng sản phẩm

- Sơ chế nguyên liệu trước khi ép

- Khai thác dầu bằng phương pháp ép

- Khai thác dầu bằng phương pháp trích ly

- Tinh chế dầu bằng phương pháp hóa học

- Khai thác và tinh chế dầu lạc

- Khai thác và tinh chế dầu hạt bí

- Khai thác và tinh chế dầu hạt bông

- Khai thác dầu Jatropha (cọc rào)

- Khai thác dầu gấc

- Khai thác và tinh chế dầu cám

- Chế biến các sản phẩm sau dầu

- Chế biến các phụ liệu sản xuất dầu thực vật

- Phân đoạn, đấu trộn dầu thực vật

- Đóng gói dầu thực vật

- Thực tập tốt nghiệp

 

 

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP

1- Kiến thức nghề nghiệp:

+ Mô tả được cấu tạo, tính chất sinh hóa của một số nguyên liệu hạt có dầu đặc trưng ở Việt Nam;

+ Mô tả được cấu tạo, thành phần cơ bản và một số phản ứng hóa học đặc trưng của dầu thực vật;

+ Mô tả được cấu tạo và hoạt động của một số thiết bị chính trong công nghiệp chế biến dầu thực vật;

+ Trình bày được nguyên lý của các quá trình cơ bản trong Chế biến dầu thực vật;

+ Trình bày được nội dung công việc kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng sản phẩm dầu thực vật;

+ Đề ra được các giải pháp xử lý các tình huống có thể xảy ra trong quá trình thực hiện các công việc của nghề trong phạm vi chuyên môn được đào tạo.

2- Kỹ năng nghề nghiệp:

+ Vận hành và sử dụng thành thạo các loại thiết bị chế biến dầu thực vật chủ yếu (bơm dầu, máy tách tạp chất, máy tách vỏ, máy nghiền, máy ép, thiết bị thủy hóa, trung hòa, rửa sấy, tẩy mầu, khử mùi);

+ Đánh giá được chất lượng các loại dầu thực vật trong từng công đoạn sản xuất bằng phương pháp cảm quan, vật lý và hóa học;

+ Thực hiện được công việc ở các công đoạn của quy trình sản xuất dầu thực vật và phụ phẩm sau dầu;

+ Thực hiện được các công việc phân tích và xác định một số chỉ tiêu kỹ thuật và chất lượng ở các công đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất dầu thực vật;

+ Kiểm tra và giám sát chuyên môn đối với công nhân bán lành nghề hoặc công nhân lành nghề khác có trình độ thấp hơn;

+ Làm việc độc lập, phối hợp với đồng nghiệp trong phân xưởng, ca sản xuất và tổ sản xuất.

3- Cơ hội việc làm:

- Sau khi tốt nghiệp, người học có thể trực tiếp tham gia sản xuất trên các dây chuyền công nghệ của các cơ sở sản xuất ngành Dầu thực vật trong nước hoặc xuất khẩu lao động sang các nước khác;

- Kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm Dầu thực vật.

4- Các môn học chính

- Nguyên liệu hạt có dầu

- An toàn lao động

- Kỹ thuật điện

- Hóa học dầu thực vật

- Hóa phân tích

- Công nghệ khai thác dầu thực vật

- Công nghệ tinh chế dầu thực vật

- Thiết bị trong công nghiệp chế biến dầu thực vật

- Quản lý chất lượng sản phẩm

- Sơ chế nguyên liệu trước khi ép

- Khai thác dầu bằng phương pháp ép

- Tinh chế dầu bằng phương pháp hóa học

- Khai thác và tinh chế dầu lạc

- Khai thác và tinh chế dầu hạt

- Khai thác dầu Jatropha (cọc rào)

- Khai thác dầu gấc

- Khai thác và tinh chế dầu cám

- Phân đoạn, đấu trộn dầu thực phẩm

- Đóng gói dầu thực vật

- Thực tập tốt nghiệp

 

Bản quyền 2008 - 2024 @ Thongtintuyensinh.vn
Hosting @ MinhTuan

Trang chủ Giới thiệu Liên hệ Về đầu trang
Close [X]