Ngành Xét nghiệm Y học Dự phòng
Ngành đào tạo: XÉT NGHIỆM Y HỌC DỰ PHÒNG (Laboratory Science for Preventive Medicine)
Trình độ đào tạo: Đại học
1. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
1.1. Mục tiêu chung
Đào tạo Cử nhân Xét nghiệm Y học dự phòng có y đức, có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở, kiến thức và kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ ngành học ở trình độ đại học; có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân nhân.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Về thái độ:
- Tuân thủ các quy tắc ứng xử được chính thức thừa nhận và những mong đợi từ đồng nghiệp, khách hàng và xã hội.
- Tận tụy với sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, hết lòng phục vụ người bệnh.
- Khiêm tốn học hỏi, sẵn sàng hợp tác tốt với đồng nghiệp.
- Trung thực, khách quan, nghiêm túc trong công việc chuyên môn, có tinh thần nghiên cứu khoa học và học tập vươn lên.
Về kiến thức:
- Có kiến thức khoa học cơ bản và y học cơ sở làm nền tảng cho công tác xét nghiệm y học dự phòng
- Có kiến thức cơ bản về các vấn đề sức khỏe và các yếu tố quyết định sức khỏe quan trọng
- Có kiến thức về các trang thiết bị, quy trình lấy mẫu và thực hiện các xét nghiệm về y học dự phòng
- Có kiến thức về nguyên lý và cơ chế các xét nghiệm thông thường
- Có kiến thức về kiểm chuẩn và đảm bảo chất lượng trong xét nghiệm y học dự phòng.
- Có kiến thức về tư vấn, giáo dục sức khoẻ và nâng cao sức khoẻ trong bảo về, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.
Về kỹ năng:
- Tiến hành các xét nghiệm huyết thanh, miễn dịch để phát hiện sự hiện diện của các kháng thể, kháng nguyên là các tác nhân gây bệnh khác nhau.
- Tiến hành các phân tích hóa học, miễn dịch, virus học, vi khuẩn học của các mẫu bệnh phẩm hay mẫu môi trường theo các quy trình chuẩn.
- Tiến hành các xét nghiệm vi khuẩn học để tìm sự hiện diện của tác nhân gây bệnh hay độc tố, hóa chất độc hại trong các bệnh phẩm lâm sàng như phân, nước tiểu, đàm, dịch não tủy, máu, nước, sản phẩm từ sữa, nước giải khát, thực phẩm.
- Tư vấn hay thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu môi trường...; pha chế được các dung dịch chuẩn, thuốc nhuộm và thuốc thử môi trường trong lĩnh vực y học dự phòng; sử dụng và bảo quản các trang thiết bị phòng xét nghiệm, các hóa chất và sinh phẩm chuyên dựng, ghi nhận và báo cáo kết quả.
- Thực hiện được những biện pháp đảm bảo chất lượng và kiểm tra chất lượng các kĩ thuật, xét nghiệm trong y học dự phòng.
- Tư vấn, truyền thông cho các cán bộ y tế công cộng, bác sĩ, những nhân viên phòng xét nghiệm, các cán bộ y tế về việc lí giải kết quả, thu thập mẫu bệnh phẩm và ứng dụng xét nghiệm trong các trường hợp đặc biệt.
2. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TỔNG QUÁT
2.1. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo
- Khối lượng kiến thức tối thiểu: 132 tín chỉ, chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất (3 tín chỉ) và Giáo dục Quốc phòng – An ninh (165 tiết)
- Thời gian đào tạo: 4 năm
2.2. Cấu trúc kiến thức của chương trình đào tạo:
TT
|
Khối lượng học tập
|
Số Tín chỉ
|
1
|
Kiến thức giáo dục đại cương tối thiểu (chưa kể phần nội dung Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – an ninh)
|
35
|
2
|
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu, trong đó:
|
|
Kiến thức cơ sở ngành
|
20
|
Kiến thức ngành
|
53
|
Kiến thức bổ trợ (Tự chọn)
|
18
|
Thực tập nghề nghiệp
|
6
|
Cộng
|
132
|
3. KHỐI KIẾN THỨC BẮT BUỘC:
3.1. Danh mục các học phần bắt buộc:
3.1.1. Kiến thức giáo dục đại cương 32 TC(22 LT-10 TH)
TT
|
Tên môn học/học phần
|
Phân bố Tín chỉ
|
TS
|
LT
|
TH
|
Các môn chung
|
|
Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lênin
|
5
|
5
|
0
|
|
Tư tưởng Hồ Chí Minh
|
2
|
2
|
0
|
|
Đường lối cách mạng của Đảng CSVN
|
3
|
3
|
0
|
|
Ngoại ngữ (có NN chuyên ngành)
|
8
|
3
|
5
|
|
Tin học đại cương
|
2
|
1
|
1
|
|
Giáo dục thể chất*
|
3*
|
|
|
|
Giáo dục quốc phòng – An ninh*
|
165 tiết*
|
|
|
Các môn cơ sở khối ngành
|
|
Xác suất - Thống kê y học
|
2
|
2
|
0
|
|
Sinh học và di truyền
|
2
|
1
|
1
|
|
Hóa học
|
2
|
1
|
1
|
|
Vật lý - Lý sinh
|
2
|
1
|
1
|
|
Nghiên cứu khoa học
|
2
|
1
|
1
|
|
Tâm lý y học - Đạo đức Y học
|
2
|
2
|
0
|
Tổng cộng
|
32*
|
22*
|
10*
|
*Chưa kể Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – An ninh
3.1.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp tối thiểu
3.1.2.1. Kiến thức cơ sở ngành 20 TC (19 LT + 1 TH)
TT
|
Tên môn học / học phần
|
Phân bố tín chỉ
|
TS
|
LT
|
TH
|
1
|
Giải phẫu cơ bản
|
2
|
2
|
0
|
2
|
Sinh lí cơ bản
|
2
|
2
|
0
|
3
|
Hoá sinh cơ bản
|
2
|
2
|
0
|
4
|
Vi sinh – Kí sinh học cơ bản
|
2
|
2
|
0
|
5
|
Giải phẫu bệnh-miễn dịch cơ bản
|
2
|
2
|
0
|
6
|
Lấy bệnh phẩm, lấy mẫu và an toàn sinh học
|
2
|
1
|
1
|
7
|
Triệu chứng – Điều trị học cơ bản nội khoa, nhi khoa
|
2
|
2
|
0
|
8
|
Triệu chứng – Điều trị học cơ bản sản khoa ngoại khoa
|
2
|
2
|
0
|
9
|
Dịch tễ học
|
2
|
2
|
0
|
10
|
Tổ chức Y tế
|
2
|
2
|
0
|
Tổng cộng
|
20
|
19
|
1
|
3.1.2.2. Kiến thức ngành 53 TC (19 LT - 34 TH)
TT
|
Tên môn học / học phần
|
Phân bố TC
|
TS
|
LT
|
TH
|
|
Các bệnh truyền nhiễm quan trọng (I)
|
2
|
1
|
1
|
|
Các bệnh truyền nhiễm quan trọng (II)
|
2
|
1
|
1
|
|
Các bệnh không truyền nhiễm
|
2
|
1
|
1
|
|
Kĩ thuật xét nghiệm cơ bản
|
2
|
1
|
1
|
|
Kiểm tra chất lượng xét nghiệm
|
2
|
1
|
1
|
|
Xét nghiệm Huyết học
|
2
|
1
|
1
|
|
Xét nghiệm Hóa sinh (I)
|
2
|
1
|
1
|
|
Xét nghiệm Vi sinh (I)
|
2
|
1
|
1
|
|
Xét nghiệm Vi sinh (II)
|
2
|
1
|
1
|
|
Xét nghiệm Miễn dịch học (I)
|
2
|
1
|
1
|
|
Xét nghiệm Miễn dịch học (II)
|
2
|
1
|
1
|
|
Xét nghiệm Ký sinh trùng – Côn trùng
|
2
|
1
|
1
|
|
Xét nghiệm đánh giá chất lượng môi trường
|
2
|
1
|
1
|
|
Xét nghiệm đánh giá môi trường lao động
|
2
|
1
|
1
|
|
Sơ cấp cứu thông thường ở CĐ và phòng xét nghiệm
|
2
|
1
|
1
|
|
Xét nghiệm dinh dưỡng
|
2
|
1
|
1
|
|
Xét nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm
|
2
|
1
|
1
|
|
Quản lí các chương trình mục tiêu y tế quốc gia
|
2
|
1
|
1
|
|
Quản lí chất lượng phòng xét nghiệm
|
2
|
1
|
1
|
|
Thực hành xét nghiệm tại bệnh viện (3 tuần) cho sinh hóa và huyết học
|
3
|
0
|
3
|
|
Thực hành xét nghiệm tại bệnh viện (3 tuần) cho vi sinh và miễn dịch
|
3
|
0
|
3
|
|
Thực hành xét nghiệm tại TTYHDP (3 tuần) cho vi sinh, ký sinh trùng, miễn dịch
|
3
|
0
|
3
|
|
Thực hành xét nghiệm tại TTYHDP (3 tuần) cho sức khỏe môi trường; sức khỏe lao động và an toàn thực phẩm
|
3
|
0
|
3
|
|
Thực hành xét nghiệm tại các Viện Nghiên cứu (3 tuần) cho vi sinh và ký sinh trùng
|
3
|
0
|
3
|
|
Thực hành xét nghiệm tại TTYHDP (3 tuần) cho sức khỏe môi trường; sức khỏe lao động và an toàn thực phẩm
|
3
|
0
|
3
|
|
Thực hành xét nghiệm tại các Viện Nghiên cứu (3 tuần) cho vi sinh và ký sinh trùng
|
3
|
0
|
3
|
Cộng
|
53
|
19
|
34
|
3.2. Mô tả nội dung các học phần bắt buộc (Khối kiến thức cơ sở ngành và ngành)
* Giải phẫu cơ bản
Nội dung gồm các khái niệm và nguyên lí cơ bản của giải phẫu học, những cấu trúc giải phẫu cơ bản của các bộ phận, cơ quan trong cơ thể người.
* Sinh lí cơ bản
Nội dung gồm các khái niệm và nguyên lí cơ bản của sinh lí học cơ bản, kiến thức về chức năng, hoạt động chức năng và điều hòa hoạt động chức năng của các cơ quan trong cơ thể người, giữa cơ thể với môi trường bên ngoài.
* Hoá sinh cơ bản
Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về thành phần cấu tạo hoá học, vai trò và cơ chế của sự chuyển hoá các chất trong cơ thể sống; các nguyên tắc nhận định kết quả của các xét nghiệm hoá sinh thông thường.
* Vi sinh và kí sinh học cơ bản
Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về vi sinh y học, các vi sinh và kí sinh trùng, mối tương tác giữa kí sinh trùng, vi sinh và vật chủ; hình thái, chu trình sống và bệnh tật gây nên bởi các vi sinh phổ biến như (Staphylococcus aureus, Streptococcus pneumoniae, Enterococcus, Group A, Group B Streptococcus, Neisseria gonorrhoeae, N. meningitidis, Vibrio, Lao, HIV, các loại virus,…)
* Giải phẫu bệnh-Miễn dịch cơ bản
Nội dung gồm: các kiến thức cơ bản về giải phẫu bệnh, về những biến đổi hình thái học của tế bào và tổ chức mô trong bệnh lý; các kiến thức cơ bản về hệ miễn dịch (các tế bào tham gia vào quá trình miễn dịch) của người, khái niệm kháng nguyên, kháng thể, đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào, quá trình viêm và phản ứng miễn dịch ở người.
* Lấy bệnh phẩm, lấy mẫu và an toàn sinh học
Nội dung gồm: các kiến thức lấy bệnh phẩm đạt chất lượng, thực hành kĩ năng lấy máu từ tĩnh mạch và những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo an toàn sinh học trong phòng xét nghiệm và phòng tránh các chấn thương nghề nghiệp.
* Triệu chứng học và điều trị học cơ bản (nội khoa và nhi khoa)
Nội dung gồm: các khái niệm và thuật ngữ được sử dụng trong y khoa mô tả tiến triển của bệnh, triệu chứng, tiên lượng và phương pháp phòng và điều trị các bệnh lý nội khoa và nhi khoa.
* Triệu chứng học và điều trị học cơ bản (Sản khoa và ngoại khoa)
Nội dung gồm: các khái niệm và thuật ngữ được sử dụng trong y khoa mô tả tiến triển, triệu chứng, tiên lượng và phương pháp phòng và điều trị các bệnh lý sản khoa và ngoại khoa
* Dịch tễ học
Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về dịch tễ học như: các khái niệm và nguyên lí cơ bản của dịch tễ học; các chỉ số sức khoẻ chủ yếu của cộng đồng, các thiết kế nghiên cứu cơ bản. Số đo mô tả sự lây truyền của bệnh truyền nhiễm và các yếu tố nguy cơ
* Tổ chức y tế
Học phần giúp cho sinh viên có kiến thức cơ bản về hệ thống y tế Việt Nam từ trung ương đến địa phương và tuyến cơ sở, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo, điều trị và phòng bệnh.
* Các bệnh truyền nhiễm quan trọng (I)
Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về dịch tễ học, yếu tố nguy cơ, nguyên tắc phòng và kiểm soát bệnh, nguyên tắc xét nghiệm chẩn đoán và điều trị của các bệnh truyền nhiễm thường gặp, nguy hiểm, có khả năng gây dịch, các bệnh mới xuất hiện.
* Các bệnh truyền nhiễm quan trọng (II)
Học phần tiếp tục học phần XDBL.4401. Nội dung học phần này tập trung giới thiệu về điều tra dịch
* Các bệnh không truyền nhiễm
Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về dịch tễ học, yếu tố nguy cơ, nguyên tắc phòng và kiểm soát bệnh, nguyên tắc xét nghiệm chẩn đoán và điều trị của các bệnh trong truyền nhiễm (kể cả tai nạn và chấn thương) là các vấn đề y tế công cộng như chấn thương, bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn,...
* Kĩ thuật xét nghiệm cơ bản
Nội dung gồm: cách trình bày kết quả xét nghiệm theo hệ thống đơn vị quốc tế, chuyển đổi từ đơn vị thường sang đơn vị quốc tế và ngược lại. Mô tả cấu tạo, tính năng, cách sử dụng và bảo trì các phương tiện máy móc, dụng cụ ở phòng xét nghiệm; thực hiện đúng một số quy trình kĩ thuật cơ bản của xét nghiệm hóa học và hóa sinh
* Kiểm tra chất lượng xét nghiệm
Nội dung gồm: cách thức tổ chức và quản lý một phòng xét nghiệm ở mức tuyến huyện trở lên; các nguyên nhân cơ bản làm sai lệch kết quả xét nghiệm và cách khắc phục; cách làm giá trị đối chiếu cho một xét nghiệm thông thường; cách làm nội kiểm tra và sử lí được những tình huống kết quả xét nghiệm ra ngoài phạm vi kiểm tra.
* Xét nghiệm huyết học
Nội dung gồm kiến thức cơ bản về huyết học như: những đặc điểm tế bào máu bình thường và bệnh lý; các xét nghiệm cơ bản về tế bào máu; cơ chế đông cầm máu; các kĩ thuật xét nghiệm cơ bản về đông cầm máu; những vấn đề cơ bản liên quan đến an toàn truyền máu; các qui trình kĩ thuật phát máu an toàn; kiến thức về nhóm máu nhưng kĩ năng thực hiện định nhóm máu sẽ được học ở môn học "xét nghiệm miễn dịch học".
* Xét nghiệm Hóa sinh (I) và (II)
Nội dung gồm kiến thức về nguyên tắc, cơ chế, cách xác định và ý nghĩa một số kĩ thuật, xét nghiệm hoá sinh lâm sàng thông thường để đánh giá chức năng gan, thận, chuyển hóa các chất (đường, lipid).
* Xét nghiệm Vi sinh (I)
Nội dung gồm kiến thức cơ bản về xét nghiệm vi sinh như: cách lấy bệnh phẩm và bảo quản bệnh phẩm cho xét nghiệm vi sinh, sử dụng kính hiển vi, nguyên tắc nhuộm, cách xác định các vi khuẩn gây bệnh dựa trên soi tươi và nhuộm mẫu bệnh phẩm cho các tác nhân gây bệnh thông thường.
* Xét nghiệm Vi sinh (II)
Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về vi sinh y học như: Sự tăng trưởng của vi khuẩn, môi trường nuôi cấy và các yếu tố ảnh hưởng lên tốc độ tăng trưởng của vi sinh vật, các kĩ thuật nuôi cấy, phân lập, xác định các vi khuẩn gây bệnh , nguyên tắc thực hiện kháng sinh đồ.
* Xét nghiệm Miễn dịch học (I)
Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về miễn dịch học (kháng thể, kháng nguyên, miễn dịch học-huyết học) và cách thức thực hiện một số kĩ thuật miễn dịch cơ bản thường sử dụng trong phòng xét nghiệm bao gồm: nguyên lý, cách tiến hành các phản ứng ngưng tụ; xác định nhóm máu; thực hiện test tương hợp, cách đánh giá kết quả.
* Xét nghiệm Miễn dịch học (II)
Nội dung gồm các nguyên lí, cách tiến hành, cách đánh giá kết quả một số kĩ thuật miễn dịch cơ bản thường sử dụng trong phòng xét nghiệm bao gồm như ELISA, kĩ thuật miễn dịch huỳnh quang, phản ứng ngưng kết và phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu, phản ứng trung hòa,.. Cách vận dụng và liên hệ vào việc chẩn đoán bệnh. Học phần này cũng giới thiệu về nguyên lý của phản ứng PCR.
* Xét nghiệm ký sinh trùng – côn trùng
Nội dung kiến thức cơ bản về kí sinh trùng như: các đặc điểm sinh lý, sinh thái, chu kỳ, tác hại, đặc điểm dịch tễ học của các loại ký sinh trùng, nấm gây bệnh và truyền bệnh chủ yếu ở Việt Nam, các kĩ thuật, xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán bệnh ký sinh trùng; cách làm một số loại tiêu bản ký sinh trùng;
* Xét nghiệm đánh giá chất lượng môi trường
Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về khoa học môi trường và sức khoẻ môi trường: các tác động chủ yếu của môi trường lên sức khoẻ; nguyên lý, cách thực hiện các kĩ thuật xét nghiệm để xác định các chỉ số đánh giá chất lượng môi trường cơ bản như độ đục, độ màu, BOD, COD, E.coli, coliform, sắt, độ cứng... Phân tích được các vấn đề sức khoẻ liên quan đến ô nhiễm môi trường. Vận dụng và liên hệ được những kiến thức đó học vào nghiên cứu trong lĩnh vực y học dự phòng.
* Xét nghiệm đánh giá chất lượng môi trường lao động
Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về sức khoẻ nghề nghiệp như: các yếu tố tác hại nghề nghiệp chủ yếu trong lao động và ảnh hưởng của chúng đến sức khoẻ người lao động; các biện pháp kiểm soát và phòng chống các yếu tố tác hại nghề nghiệp; cách thực hiện một số kĩ thuật đo đạc, các xét nghiệm để đánh giá các yếu tố tác hại nghề nghiệp. Vận dụng và liên hệ được những kiến thức đó học vào nghiên cứu trong lĩnh vực y học dự phòng.
* Sơ cấp cứu thông thường ở cộng đồng và phòng xét nghiệm
Nội dung gồm các kiến thức và kĩ năng sơ cấp cứu trong trường hợp ngưng thở, ngưng tim, chết đuối, điện giật, vết thương phần mềm, gẫy xương, ngộ độc, sốc phản vệ, v.v
* Xét nghiệm về dinh dưỡng
Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về dinh dưỡng học và các kĩ thuật, xét nghiệm đánh giá tình trạng thiếu hoặc thừa dinh dưỡng, các bệnh mạn tính có liên quan đến dinh dưỡng. Các kĩ thuật xây dựng, đánh giá khẩu phần ăn cho các đối tượng khoẻ mạnh. Cách xây dựng một số chế độ ăn cơ bản trong dinh dưỡng điều trị. Vận dụng và liên hệ được những kiến thức đó học vào nghiên cứu trong lĩnh vực y học dự phòng.
* Xét nghiệm về an toàn vệ sinh thực phẩm
Nội dung gồm các kiến thức cơ bản về an toàn vệ sinh thực phẩm như: Ngộ độc thức ăn; các yêu cầu về VSATTP đối với thức ăn đường phố, các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm; hệ thống thanh tra, kiểm tra về VSATTP; các chương trình, biện pháp đảm bảo VSATTP. Các kĩ thuật, xét nghiệm cơ bản đánh giá về VSATTP hiện đang sử dụng. Vận dụng và liên hệ được những kiến thức đó học vào nghiên cứu trong lĩnh vực y học dự phòng.
* Quản lí các chương trình mục tiêu y tế quốc gia
Nội dung gồm các kiến thức về các chương trình mục tiêu y tế quốc gia đang được thực hiện.
* Quản lý đảm bảo chất lượng phòng xét nghiệm
Nội dung gồm các kiến thức về những nguyên tắc về ghi nhận, lưu trữ, báo cáo các kết quả xét nghiệm, cách bảo quản và lưu giữ các bệnh phẩm và mẫu xét nghiệm theo yêu cầu của các cấp có thẩm quyền về mặt y tế và theo quy tắc; giới thiệu các chứng chỉ ISO hiện hành về quản lý đảm bảo chất lượng phòng xét nghiệm như: chứng chỉ ISO 17025, ISO 10189,....
* Thực hành xét nghiệm tại bệnh viện cho sinh hóa và huyết học
Học phần này giúp cho sinh viên làm quen với phòng xét nghiệm của các bệnh viện và thực tập ứng dụng những kĩ thuật xét nghiệm sinh hóa và huyết học trên thực tiễn lâm sàng.
* Thực hành xét nghiệm tại bệnh viện cho vi sinh và miễn dịch
Học phần này giúp cho sinh viên làm quen với phòng xét nghiệm của các bệnh viện và thực tập ứng dụng những kĩ thuật xét nghiệm vi sinh và miễn dịch trên thực tiễn lâm sàng.
* Thực hành xét nghiệm tại TTYHDP cho vi sinh, ký sinh trùng và miễn dịch
Học phần này giúp cho sinh viên làm quen với phòng xét nghiệm của các trung tâm y học dự phòng và thực tập ứng dụng những kĩ thuật xét nghiệm vi sinh và miễn dịch trên thực tiễn công tác y tế công cộng.
* Thực hành xét nghiệm tại TTYHDP cho sức khỏe môi trường, sức khỏe lao động và an toàn thực phẩm
Học phần này giúp cho sinh viên làm quen với phòng xét nghiệm của các trung tâm y học dự phòng và thực tập ứng dụng những kĩ thuật xét nghiệm môi trường chung và môi trường lao động trên thực tiễn công tác y tế công cộng.
* Thực hành xét nghiệm tại viện Nghiên cứu về vi sinh học, ký sinh trùng học và miễn dịch học
Học phần này giúp cho sinh viên làm quen với phòng xét nghiệm của các các viện nghiên cứu (Viện Vệ sinh Dịch tễ, Viện Pasteur, Viện Vệ sinh Y tế công cộng) và thực tập ứng dụng những kĩ thuật xét nghiệm vi sinh và miễn dịch trên thực tiễn công tác y tế công cộng.